Ở miền non nước, mận tam hoa được trồng tại nhiều ở các huyện: Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lạc… Tên gọi mận tam hoa có ý nghĩa là 3 lớp trên vỏ của quả mận: lớp thứ nhất là lớp phấn trắng (bao hết quả quả mận), lớp thứ hai là vỏ (màu tím khi chín) và lớp thịt màu đỏ.
Mận tam hoa có lớp vỏ căng bóng, quả cứng, không bị dập nát. Khi chín mận có màu đỏ, ăn giòn, ngọt, có vị chát đặc trưng nhưng không bị đắng, ăn rất ngon. Bà con thu hoạch quả từ cuối tháng 4 nhưng đến tháng 5,6 mới bắt đầu chín rộ. Loại trái cây này giàu vitamin và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, lại có hương vị thơm ngon nên được nhân dân và du khách tin chọn. Ngoài ăn trực tiếp, mận tam hoa có thể làm món dầm chua ngọt, mứt, nước ép.
Đến Cao Bằng mùa mận chín, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những những bản làng của người Tày, người Mông nằm nép mình sườn đồi, sườn núi, mà còn được trải nghiệm thu hoạch mận cùng với người dân bản địa và thưởng thức những quả mận đầu mùa vị ngọt chát giòn tan, mát lạnh rất hấp dẫn.
Mận tam hoa không chỉ là món ngon mà còn là đặc sản được nhiều người yêu thích và dùng như một món quà biếu nhau mỗi khi đi xa về.
Tác giả bài viết: Hoàng Thơm - Hồng Son
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn