Nguyên liệu để chế biến bánh áp chao không quá cầu kỳ. Vỏ bánh được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, gạo tẻ theo tỉ lệ thích hợp đem ngâm và xát thành bột nhuyễn. Hỗn hợp bột sau khi trộn sẽ được ủ khoảng 3, 4 giờ đồng hồ, sau đó trộn thêm khoai môn bào sợi để hương vị bánh càng thêm thơm, ngọt, bùi mà lại không ngấy. Nhân bánh truyền thống được làm từ thịt vịt đã qua sơ chế bỏ phần xương và da. Ngày này để đáp ứng nhu cầu thực khách, nhiều quán đã làm thêm loại nhân bằng thịt lợn nạc cũng được cắt thành miếng mỏng và tẩm ướp gia vị vừa đủ như thịt vịt.
Khi chế biến, bột được cho vào khuôn hoa, rồi đặt thịt lên trên, lại thêm một lớp bột nữa để bọc nhân lại và đem rán trong chảo dầu. Bánh chín là khi nổi lên mặt dầu và hai mặt đều vàng ruộm.
Khi thưởng thức bánh áp chao, thực khách sẽ cảm nhận được miếng bánh bên ngoài giòn tan, bên trong mềm mại như tan chảy ngay đầu lưỡi. Với vị bùi ngậy của bột nếp và khoai môn, vị ngọt béo của thịt chắc chắn sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Bánh áp chao được ăn kèm với nước mắm chua ngọt, rau thơm và đu đủ bào sợi mỏng. Vị ngậy của bánh và vị chua ngọt của nước chấm tạo nên sức hấp dẫn khó có thể cưỡng lại.
Bánh áp chao Cao Bằng – món bánh mang đặc trưng riêng của người dân bản địa, để thưởng thức được hết vị ngon của bánh áp chao, thực khách có thể thưởng thức bánh kết hợp với lòng mề, thịt vịt rán và nhâm nhi một chút rượu ngô làm ấm người trong những ngày thời tiết se lạnh. Nếu có dịp đến với miền non nước Cao Bằng, bạn đừng bỏ lỡ hương vị đặc trưng của món bánh đặc biệt này nhé.
Một số quán bánh áp chao nổi tiếng ở Cao Bằng:
Tác giả bài viết: Xuân Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn