Xây dựng con người phát triển toàn diện
Để xây dựng và phát triển văn hóa, con người một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của huyện, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, qua đó nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, xây dựng quy tắc ứng xử trong cộng đồng, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước.
Từ năm 2014 đến nay, huyện treo 2.702 cờ các loại, hơn 500 băng rôn, lắp đặt đèn Led chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại 11 xã, thị trấn được 663 cột. Phối hợp tổ chức tuyên truyền lưu động hệ thống loa phóng thanh trên xe lưu động của huyện và một số đài phát thanh của các xã, thị trấn, tuyên truyền lưu động bằng loa kéo tay đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn các xóm, tổ dân phố 114 cuộc/21 xã, thị trấn. Cấp phát tạp chí văn hóa cơ sở cho các xã, thị trấn được 646 quyển.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức công dân qua phong trào người tốt, việc tốt, giáo dục truyền thống lịch sử trong cán bộ, công chức, viên chức, học sinh trong các nhà trường. Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ cho người dân thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao (TDTT) từ huyện đến các xóm, tổ dân phố. Tỷ lệ người dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên ngày một tăng. Hằng năm, các xã, thị trấn tổ chức 4 - 6 giải, cuộc giao hữu TDTT. Huyện tổ chức trung bình 6 - 8 lần/năm giải thi đấu, giao hữu TDTT, thu hút hàng nghìn cán bộ, công chức và nhân dân hưởng ứng. Đến nay, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên đạt 26%; 100% trường học trên địa bàn đảm bảo việc thực hiện giáo dục thể chất, có nhiều câu lạc bộ TDTT như bóng đá, bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng bàn... được thành lập, tạo điều kiện cho mọi người tham gia tập luyện, phát triển phong trào TDTT quân chúng ngày càng rộng khắp.
Tạo môi trường văn hóa lành mạnh
Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng xóm, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” có sức lan tỏa nhanh, được các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng. Các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho mỗi người; các giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh tiếp tục được phát huy, xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, chăm lo xây dựng con người phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tỷ lệ gia đình văn hóa tăng từ 81,5% năm 2014 lên 83,3% năm 2023; 152/203 xóm, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt 74,8%.
Phong trào văn nghệ quần chúng huyện Trùng Khánh phát triển rộng khắp, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần cho nhân dân.
Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đổi mới cả về hình thức và nội dung xây dựng, góp phần tích cực thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nội bộ đoàn kết, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hằng năm, 100% cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa. Qua đánh giá năm 2014 đạt 95,9%, đến năm 2023 97% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chí văn hóa; 98% gia đình công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu văn hóa.
Các lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, các lễ hội được quản lý và tổ chức theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm trang trọng, tiết kiệm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nhớ về cuội nguồn, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống, thu hút nhiều nghệ nhân và vận động viên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao trong lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hoạt động văn hóa ngày càng được quan tâm đầu tư, huy động được sức mạnh của toàn xã hội xây dựng phát triển văn hóa, đặc biệt là phong trào văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp, có tác động thiết thực và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần cho nhân dân. Nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ, lễ hội được tổ chức có quy mô; công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nhất là việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa xóm, tổ dân phố được quan tâm.
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, đến nay trên địa bàn huyện có 4 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh. Nhiều di tích tiêu biểu trở thành niềm tự hào của cán bộ và nhân dân trong huyện, là điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh. Văn hóa phi vật thể như: lễ hội, hát Then, đàn tính, Dá Hai, Hà Lều... và nhiều trò chơi dân gian: đánh sảng, đi cà kheo, tung còn, lày cỏ... là những giá trị văn hóa phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm sâu vào tâm tư, tình cảm, đời sống tỉnh thần của người dân.
Nguồn tin: Báo Cao Bằng điện tử - baocaobang.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn