SẮC ĐỎ TRONG TÍN NGƯỠNG NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN Ở MIỀN NON NƯỚC CAO BẰNG

Thứ sáu - 07/02/2020 07:41
Theo quan niệm dân gian màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tài lộc, vì vậy với không khí linh thiêng và rộn ràng của dịp tết lớn nhất trong năm thì sắcđỏ luôn ngập tràn khắp muôn nơi.
Lễ tế tại lễ hội Chùa Sùng Phúc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Lễ tế tại lễ hội Chùa Sùng Phúc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Đầu tiên phải kể đến tục dán giấy đỏ trong ngày tết của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ ở Cao Bằng. Đây là phong tục truyền thống ông bà truyền lại từ xưa đến nay. Ngày 30 tết mọi người sẽ dậy từ sớm để dọn dẹp trang hoành nhà cửa, sau khi dọn dẹp và tỉa chân hương bàn thờ tổ tiên người ta sẽ cẩn thận cắt những miếng giấy đỏ để lót bát hương và dán lên bàn thờ nơi linh thiêng và trang trọng nhất của ngôi nhà, điều này mang ý nghĩa bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang, thịnh vượng. Một số gia đình người Tày, Nùng sẽ đi xin chữ  từ  thầy Tào để viết câu đối và những câu chúc phúc cho gia tộc và dòng họ mình bằng chữ nho lên tấm vải đỏ treo lên bàn thờ gia tiên. Còn đối với người Dao họ thường cắt giấy đỏ thành hình con chim đang bay lượn, con cá… Chim tượng trưng cho sức mạnh của núi rừng, cá tượng trưng cho sức mạnh của nước mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên sẽ giúp đỡ tổ tiên phù hộ cho gia đình nhiều điều tốt đẹp trong năm mới.

Theo quan niệm của đồng bào các dân tộc thiểu số các dụng cụ trong gia đình cũng cần được nghỉ ngơi ăn tết vì vậy người ta đã dán giấy đỏ và buộc những chiếc bánh lưng còng hay bánh giầy lên các dụng cụ sinh hoạt sản xuất, để cảm ơn các vận dụng trong năm qua đã vất vả và có như vậy năm mới sẽ làm việc tốt hơn, mùa màng bội thu. Đặc biệt người Mông đối với những dụng cụ như cày, cuốc, xẻng còn được họ rửa sạch sẽ và treo gần bàn thờ để ăn tết cùng gia đình. Ngoài ra với mong muốn vật nuôi trong nhà béo tốt, sinh sôi này nở và cây trái sum sê, sai quả  những tờ giấy đỏ cũng sẽ được dán lên chuồng trâu, bò , lợn, gà...và các cây ăn quả.

Trong các ngày lễ hội đầu xuân ước nguyện của một năm mới nhiều may mắn, tài lộc và gửi gắm cho nhau những lời  chúc phúc còn được bà con dân tộc thể hiện qua việc trang trí màu sắc chủ đạo là màu đỏ trong cả phần lễ và phần hội. Những món ăn ngày tết cũng được người ta nhuộm sắc đỏ tươi tắn như món xôi ngũ sắc, những quả trứng đỏ...

Sắc đỏ còn thể hiện niềm vui của con trẻ và mong muốn của người lớn về sự thông minh học hành đỗ đạt qua những phong bao lì xì cho trẻ nhỏ.
 

ds 05 Niềm vui của trẻ nhỏ khi được nhận phong bao mừng tuổi ngày tết Hoàng Huyền

Niềm vui của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì ngày tết. Ảnh: Hoàng Huyền

Sắc đỏ chứa đựng một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung  và của bà con các dân tộc thiểu số nói riêng trong ngày tết cổ truyền linh thiêng, với những điều may mắn, hạnh phúc, ấm áp và xum vầy. Không gian của những ngôi nhà vùng cao Non nước Cao Bằng như bừng sáng trong sắc đỏ, cùng với sự khoe sắc của hồng phai, mận trắng trên những con đường làng hay bên những sườn đồi xen lẫn sắc xanh mơn mởn của chồi non,  tạo nên một không gian đầy quyến rũ mời du khách trẩy hội xuân Non nước Cao Bằng.

Tác giả bài viết:  

Nguồn tin: caobanggeopark.com  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây