Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, sinh năm 1929 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Anh sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sống cảnh lầm than nô lệ nên đã sớm hun đúc cho người thiếu niên nhỏ tuổi có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc. Dù nhỏ tuổi nhưng cậu bé rất thông minh, nhanh trí, dũng cảm, lớn lên được giác ngộ cách mạng sớm.
Ngày 15/5/1941, Đội Nhi đồng Cứu quốc đã được thành lập tại Pò Đoi - Thoong Mạ. Đội gồm 5 người: Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng (đội trưởng); Nông Văn Thàn bí danh Cao Sơn; Lý Thị Xậu bí danh Thanh Thủy; Lý Thị Nì bí danh Thủy Tiên; Lý Văn Tinh bí danh Thanh Minh. Sau đó hai tháng, đội kết nạp thêm một đội viên nữa là Triệu Quốc Hùng bí danh Quế Lâm.
Nhiệm vụ của Đội là làm thông tin liên lạc, đưa đón cán bộ, canh gác, bảo vệ cho các cuộc họp bí mật. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Rạng sáng ngày 15/2/1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh khi vừa tròn 14 tuổi, anh là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam noi theo.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, sinh năm 1929 trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Anh sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sống cảnh lầm than nô lệ nên đã sớm hun đúc cho người thiếu niên nhỏ tuổi có lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc. Dù nhỏ tuổi nhưng cậu bé rất thông minh, nhanh trí, dũng cảm, lớn lên được giác ngộ cách mạng sớm.
Ngày 15/5/1941, Đội Nhi đồng Cứu quốc đã được thành lập tại Pò Đoi - Thoong Mạ. Đội gồm 5 người: Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng (đội trưởng); Nông Văn Thàn bí danh Cao Sơn; Lý Thị Xậu bí danh Thanh Thủy; Lý Thị Nì bí danh Thủy Tiên; Lý Văn Tinh bí danh Thanh Minh. Sau đó hai tháng, đội kết nạp thêm một đội viên nữa là Triệu Quốc Hùng bí danh Quế Lâm.
Nhiệm vụ của Đội là làm thông tin liên lạc, đưa đón cán bộ, canh gác, bảo vệ cho các cuộc họp bí mật. Tháng 8/1942, Kim Đồng vinh dự được gặp Bác Hồ tại hang Nộc Én ở trên núi sau làng Nà Mạ. Bác khen đội trưởng Kim Đồng mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Rạng sáng ngày 15/2/1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh khi vừa tròn 14 tuổi, anh là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam noi theo.
Để tưởng nhớ công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Khu di tích lịch sử Kim Đồng được xây dựng năm 1985 và khánh thành ngày 15/5/1986 nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Khu di tích được xây dựng dưới chân núi Tèo Lài hình vòng cung, phía trước là dòng suối hiền hòa, trong xanh uốn lượn chảy từ thượng nguồn suối Lê Nin.
Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây dựng tường rào bao quanh, bao gồm các hạng mục: Xây dựng mới các hạng mục nhà trưng bày, khối quảng trường, nhà tưởng niệm, nhóm tượng các anh hùng tuổi thiếu niên; khu thành lập đội; nhà sàn Kim Đồng; bãi đỗ xe… Đường vào khu mộ được bê tông, sát hàng rào hai bên cổng mỗi bên trồng 7 cây thông, hai bên tượng đài là 7 phiến đá, 14 bậc đá tượng trưng cho 14 tuổi của Kim Đồng. Bên trái là mộ mẹ Kim Đồng cũng được đắp bằng đá hoa. Phía sau mộ là tượng đài Kim Đồng mặc quần áo dân tộc Nùng trong tư thế tay phải tựa vào tảng đá, tay trái nâng chú chim sáo với vẻ mặt trong trẻo, hồn nhiên.
Nằm trong quần thể Khu di tích còn có hai địa điểm tham quan là hang Nộc Én - nơi Kim Đồng được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng vào tháng 8 năm 1942 và Pò Đoi - Thoong Mạ - nơi thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc vào ngày 15/5/1941 do Kim Đồng làm Đội trưởng. Cả hai địa điểm này đã được quy hoạch và có biển chỉ dẫn cho du khách.
Ngoài ra, vùng đất Nà Mạ còn được biết đến bởi có hai nghề thủ công truyền thống: nghề làm hương thảo mộc và nghề làm giấy dó. Từ những nguyên liệu tự nhiên và phương pháp truyền thống, người dân Nà Mạ vẫn ngày đêm giữ nghề của cha ông truyền lại. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm cùng người dân làm ra những que hương, những tờ giấy dó truyền thống.
Trên quê hương Kim Đồng hiện nay đã có một số dịch vụ được đầu tư để phục vụ nhu cầu du khách. Tại Khu di tích lịch sử Kim Đồng, nhiều gian hàng của người dân được mở bày bán các loại đồ lưu niệm, nông sản, nước giải khát phục vụ khách tham quan. Ngoài ra, tại đây còn có cọn nước và vườn hoa cho du khách check in.
Ngày nay, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ cho các thế hệ đội viên đến ôn lại truyền thống yêu nước, ôn lại kỷ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hằng năm, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và một số trường ở các tỉnh trong cả nước tổ chức hoạt động về nguồn, ngoại khóa, lễ kết nạp đội viên trước tượng đài Anh hùng liệt sĩ Kim Đồng để giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho các em học sinh. Trong hành trình về thăm khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, du khách không thể không viếng thăm khu mộ liệt sĩ Kim Đồng.
Tác giả bài viết: Hồng Diễm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn