Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh tiếp xã giao Đoàn Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên

Thứ năm - 12/09/2024 22:26
Chiều ngày 11/9/2024, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trần Hồng Minhtiếp xã giao bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên nhân dịp tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN), năm 2024 tại Cao Bằng.

Các đại biểu dự buổi tiếp xã giao

Cùng dự buổi tiếp xã giao có các đồng chí: Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Hội nghị; Lãnh đạo một số sở, ngành.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh bày tỏ vui mừng, phấn khởi được tiếp đón Đoàn công tác của UNESCO đến dự Hội nghị APGN lần thứ 8. Chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Cao Bằng nói riêng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO nói chung. 

Cao Bằng là địa phương thứ hai của Việt Nam đón nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu do Hội đồng UNESCO công nhận vào tháng 4/2018. CVĐC Non nước Cao Bằng nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 300 km, là một miền đất hiếm có, nơi du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất.Tạo hóa ban tặng cho CVĐC Non nước Cao Bằng nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn và nổi tiếng; có bề dày về lịch sử văn hóa, là vùng đất có tài nguyên văn hóa vật thể phong phú được thể hiện qua hệ thống di sản, di tích trong đó nhiều di tích được công nhận cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh và bảo vật quốc gia. Những giá trị về địa chất, đa dạng sinh học, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể của CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng đã tạo nên một CVĐC toàn cầu với những giá trị đặc sắc và riêng biệt so với các CVĐC toàn cầu khác.

Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên trân trọng sự đón tiếp nồng hậu của Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.

Từnăm 2015đến nay, ngành du lịch tỉnh có kết quả tăng trưởng khá, một số chỉ tiêu có sự nhảy vọt từ việc triển khai mô hình CVĐC toàn cầu UNESCO. Với kết quả đạt được, tỉnh Cao Bằng định hướng tiếp tục phát triển CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng theo các tiêu chí của UNESCO; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về CVĐC cho cộng đồng và trong trường học; phát triển mạng lưới đối tác CVĐC, cam kết chia sẻ trách nhiệm xã hội và môi trường trong kinh doanh; bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch; hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong cộng đồng để đảm bảo tất cả người dân trong cộng đồng đều được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Cao Bằng mong muốn UNESCO tiếp tục ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam nói chung và Cao Bằng nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các CVĐC toàn cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Bà Lidia Brito, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đã đón tiếp đoàn với tình cảm nồng hậu, mến khách; đồng thời, chia sẻ với khó khăn, mất mát của Việt Nam nói chung, trong đó có tỉnh Cao Bằng đang phải đối mặt, khắc phục hậu quả của mưa lũ.Khẳng định mong muốn tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa tổ chức UNESCO với Việt Nam và các CVĐC đã được công nhận, trong đó Cao Bằng là một mô hình CVĐC toàn cầu đã phát triển rất mạnh mẽ trong sử dụng kinh nghiệm của UNESCO đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như nâng cao đời sống cho người dân. 

Nhân dịp này, bà Lidia Brito chúc mừng Việt Nam và Mạng lưới CVĐC của Việt Nam đã có thêm 1 thành viên mới được ghi danh khi Lạng Sơn vừa được Hội đồng UNESCO công nhận CVĐC toàn cầu thông qua trong ngày 11/9. CVĐC Non nước Cao Bằng là mô hình, hình mẫu tốt để CVĐC Lạng Sơn học tập kinh nghiệm xây dựng và phát huy danh hiệu, các giá trị của CVĐC toàn cầu.  

Thông qua đầu mối của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, UNESCO có nhiều chương trình như “sinh quyển khoa học con người”, có các bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro, giảm nhẹ thiên tai. Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều hình thái thời tiết cực đoan, UNESCO có thể tăng cường hỗ trợ nhiều hơn trong thúc đẩy, tăng cường thích ứng của các địa danh được UNESCO công nhận để đối mặt trước những thách thức, nguy cơ mới, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Đối với Cao Bằng, vùng núi có nhiều nguy cơ, rủi rothiên tai(như sạt lở đất), chịu tác động của biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho con người và ảnh hướng đến phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, đưa ra đề xuất tăng cường hợp tác, hỗ trợ của UNESCO với địa phương và các địa phương được UNESCO ghi danh nhằm quản trị rủi ro tốt hơn. Đồng thời, đề xuất tăng cường hỗ trợ giáo dục, nâng cao năng lực cho thanh niên - lực lượng trẻ có tiềm năng to lớn đóng góp nhiều hơn cho sự thúc đẩy phát triển của CVĐC toàn cầu. Cao Bằng có thế mạnh phát triển nền kinh tế nông nghiệp, cần tăng cường kiến thức cho lực lượng thanh niên, đào tạo nhân lực trẻ để tham gia vào các công việc chung thích ứng trong bối cảnh thời đại mới. Hướng tới mục tiêu giúp xây dựng tỉnh phát triển bền vững.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi tiếp xã giao, đồng chí Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhất trí cao với những ý kiến của Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO Lidia Brito. Cảm ơn sự ủng hộ của bà để CVĐC Lạng Sơn  được gia nhập Mạng lưới. Đồng chí nhấn mạnh: Trước bối cảnh thế giới nhiều biến động và các quốc gia đều đối mặt với những thách thức toàn cầu, vai trò của UNESCO trong bảo vệ môi trường, tiêu biểu như mô hình CVĐC toàn cầu, Khu dự trữ sinh quyển thế giới càng trở nên quan trọng, giúp con người ứng xử, chung sống hài hòa, có trách nhiệm với môi trường, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực từ thiên nhiên. Đề nghị Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO Lidia Brito và Lãnh đạo UNESCO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong hội nhập quốc tế, nhất là các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UNESCO.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh tặng quà lưu niệm Đoàn công tác Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học Tự nhiên.

Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới CVĐC toàn cầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng là ngày hội của các địa phương đang sở hữu danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO, qua đó góp phần định vị Cao Bằng. Đâylà cơ hội để tăng cường kết nối hợp tác quốc tế, vừa là dịp quảng bá đưa các địa phương Việt Nam ra thế giới và đưa thế giới đến gần hơn với Việt Nam. Thể hiện những nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo, người dân tỉnh Cao Bằng trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy danh hiệu CVĐC toàn cầu Non nước Cao Bằng; thể hiện trách nhiệm là một thành viên tích cực của Mạng lưới, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bài học thành công. Kết quả của Hội nghị lần này sẽ là một dấu mốc mới của mạng lưới CVĐC trong thực hiện sứ mệnh để hài hoà giữa thiên nhiên, môi trường với con người.

Thanh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây