Lá cây bầu hắt tiếng Tày, Nùng gọi là (mạy hắt) sau khi thu hái trên rừng về được bà con phơi ở sàn nhà, ruộng.
Các loại nguyên liệu sau khi phơi khô, pha trộn với mùn cưa rồi đem sát thành bột mịn là nguyên liệu chính để làm hương. Bột sát xong được sàng qua để loại bỏ bớt tạp chất.
Cây mai, tiếng Tày, Nùng gọi là “mạy mười” mang từ rừng về được chặt thành từng khúc nhỏ dài khoảng 40cm, rồi chẻ thành từng thanh nhỏ như đầu đũa, vót sạch.
Nhúng que mai vào nước pha với bột lá cây bầu hắt để tạo chất kết dính.
Tẩm bột hỗn hợp và nhúng nước khoảng 4 lần để tạo được que hương.
Sau đó hương đem ra phơi nắng để khô.
Để đem lại thẩm mỹ cho que hương, chân hương được nhuộm với loại nước màu đỏ chiết xuất từ các loại cây trên rừng.
Trước khi đưa ra thị trường, hương được buộc thành từng bó nhỏ.
Nghề làm hương truyền thống Phja Thắp được nhiều người biết đến. Hương được làm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có mùi dễ chịu. Sản phẩm Hương Phja Thắp được nhiều người ưa chuộng, có mặt ở khắp các chợ phiên trong tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận. Nghề làm hương Phja Thắp thu hút nhiều nhiếp ảnh gia trong và ngoài tỉnh đến chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc sinh hoạt đời thường của người dân; có nhiều du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm.
Tác giả bài viết: Hoài Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn