Hàng ngàn người dân và du khách nô nức trẩy hội chùa Đống Lân

Thứ hai - 10/02/2025 14:33
Ngay từ sáng sớm ngày 05/02/2025 (mùng 8 Tết), tại chùa Đống Lân (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng), nhiều người từ khắp nơi đã đổ về trẩy hội. Hội chùa Đống Lân là một trong những lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách đến thắp hương cầu mong một năm mới mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa, bình an và may mắn.
z6307613783044 1762842762318cc7e57fcd3c1dc5597e
Ngay từ sáng sớm, nhiều du khách thập phương đã nô nức về trẩy hội chùa Đống Lân.

Chùa Đống Lân là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được kiến tạo từ thời Lê – Mạc. Tương truyền rằng, trước khi chùa được xây dựng, tại gò Đống Lân có đền thờ hai anh em Trần Quý, Trần Kiên với tài năng đặc biệt đã diệt yêu quái, trừ hại cho dân. Nhớ ơn công đức hai chàng trai, Nhân dân lập miếu xuân thu phụng tự. Đến triều Lê, Trần Kiên được phong làm Cai Cộng Đại Vương, hạ đẳng thần; Trần Quý là Đống Lân Đại Vương, trung đẳng thần. Đến cuối thế kỉ XI, dưới thời nhà Lý, chùa Đống Lân được xây dựng trở thành nơi thờ Phật. Ngoài ra, bên trong chùa còn có bát hương thờ Thạch Sanh, một nhân vật trong cổ tích của người dân tộc Tày. Thạch Sanh chém chết trăn tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
 

z6307613787522 cadad46da0cc035804981275c0a4e9ce
Du khách thắp hương ngoài sân chùa trước khi vào tiền đường làm lễ.

Tháng 01/1997, chùa Đống Lân được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, chùa vẫn được Nhân dân xã Hưng Đạo quan tâm bảo tồn, gìn giữ và trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của người dân nơi đây.
 

z6307613803337 cc0b12fb112f9de5718ee098609e4333
Những ước nguyện đầu năm được treo kín trên những cành cây trong chùa.

Đã thành thông lệ, từ hàng trăm năm nay, vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương lại nô nức về trẩy hội chùa Đống Lân. Đến với lễ hội, người dân và du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi chùa cổ kính, thực hiện các nghi thức niệm Phật cầu gia hộ, thắp hương thờ Phật, lễ dâng lộc, cúng dường... Ngoài ra, trong ngày hội, nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: lày cỏ, cờ tướng, bịt mắt đập bóng, kéo co, cờ người... tạo không khí vui xuân tưng bừng, phấn khởi.

z6307613797943 4195831e94e2d0c963249496a575579a
Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội tạo không khí vui xuân tưng bừng, phấn khởi.

Đây là ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời, được địa phương quan tâm bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống của người dân nơi đây. Tổ chức và duy trì lễ hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và vui chơi lành mạnh của người dân, giúp tăng cường mối đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong làng xã, thôn xóm, gia đình; đồng thời, gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc...

Tác giả bài viết: Nông Diễm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây