Theo đó, hình ảnh các điểm đến, dịch vụ du lịch được thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác đến du khách thông qua việc phát hành các ấn phẩm như: Video “Khám phá miền non nước Cao Bằng”, “Cao Bằng miền cổ tích”, “Những nét đặc trưng trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng” (song ngữ Việt - Anh); sách ảnh “Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên”; cẩm nang du lịch Cao Bằng; tập gấp “Khu di tich Quốc gia đặc biệt Pác Bó”; tờ gấp “Khu di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Biên giới năm 1950”; tờ gấp “Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén”; tờ gấp “Danh thắng quốc gia hồ Thang Hen - núi Mắt Thần”; bản đồ du lịch Cao Bằng; các số bản tin, các tập gấp ba tuyến, sách hướng dẫn ba tuyến của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng (song ngữ Việt - Anh); tập ảnh đẹp miền non nước Cao Bằng.
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch còn được tổ chức thông qua các hội thảo, lễ kỷ niệm, liên hoan như: Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; Công bố Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 huyện Thạch An là Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”; Hội thảo về phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO; Lễ kỷ niệm 520 năm thành lập tỉnh Cao Bằng, 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tuần văn hóa, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm 520 năm thành lập tỉnh Cao Bằng; Cuộc thi Người đẹp Du lịch Non nước Cao Bằng; Cuộc thi chạy “Chinh phục đỉnh Phja Oắc”; cuộc thi “Ảnh đẹp Công viên địa chất và du lịch Cao Bằng”; cuộc thi “Sáng tạo ý tưởng, sản phẩm du lịch tỉnh Cao Bằng”; Liên hoan hát Then - Đàn tính toàn tỉnh; Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Cao Bằng…
Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ 4.0, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký kết hợp tác với Viettel Cao Bằng và VNPT Cao Bằng về ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, nhất là tuyên truyền, quảng bá du lịch; phối hợp với VNPT Cao Bằng xây dựng, khai trương đưa vào hoạt động Cổng du lịch thông minh caobangtourism.vn. Các trang web dulichcaobang.vn, caobanggeopark.com (trang thông tin chính thức của CVĐC Non nước Cao Bằng); mạng xã hội Facebook (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) tuyên truyền, quảng bá về CVĐC Non nước Cao Bằng được khai thác hiệu quả.
Mặt khác, Cao Bằng còn đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương tại các lễ hội xuân; triển lãm ảnh đẹp non nước Cao Bằng; sự kiện du lịch (cuộc thi sáng tạo ý tưởng, sản phẩm du lịch tỉnh Cao Bằng; thi ảnh đẹp Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng; thi Check in Cao Bằng), đồng thời, ngành du lịch tỉnh cũng đã đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm cơ hội khai thác hiệu quả nguồn khách du lịch tại các hội chợ lớn trong nước như: Hội chợ VITM Hà Nội; Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” và các hội chợ quảng bá du lịch nước ngoài trong mạng lưới công viên địa chất toàn cầu.
Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu các điểm đến của tỉnh thông qua các lễ hội, làng nghề, cụ thể tỉnh đã khôi phục lại 4 lễ hội dân gian truyền thống: Lễ hội Háng Tán thị trấn Hùng Quốc, Lễ hội Lồng Tồng xã Cao Chương, Lễ hội Co Sầu, thị trấn Trùng Khánh (Trùng Khánh); Lễ hội Bó Puông, xã Lê Lợi (Thạch An) và nâng cấp 3 lễ hội: Lễ hội chùa Sùng Phúc, thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang); Lễ hội Đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang (Thành phố); Lễ hội Thanh Minh, xã Phúc Sen (Quảng Hòa); trình UNESCO công nhận hồ sơ “Then Tày, Nùng, Thái” Việt Nam di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khôi phục, gìn giữ, bảo tồn các làng nghề, làng văn hóa độc đáo, như: Làng hương Phja Thắp, Làng du lịch cộng đồng Pác Rằng (Quảng Hòa), Làng đá Khuổi Ky, Đàm Thủy (Trùng Khánh), Làng dân tộc Lô Lô Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc)…
Đặc biệt tại Nghị quyết Ðại hội Đại biểu Ðảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định du lịch là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết hợp tác phát triển du lịch của tỉnh từng bước đổi mới, mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chương trình, sự kiện quảng bá trong và ngoài tỉnh; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về hình ảnh và con người Cao Bằng trên các ấn phẩm của cơ quan báo chí, mở thêm các chuyên trang, chuyên mục định kỳ để tuyên truyền toàn diện, chiều sâu; tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch trên internet, các website, mạng xã hội; tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tuyên truyền về du lịch của các cơ quan báo chí, các bản tin, trang tin điện tử, phóng sự giới thiệu về văn hóa, du lịch Cao Bằng. Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên đăng tin, bài, ảnh clip tuyên truyền, quảng bá về giá trị lịch sử, văn hóa, lễ hội, các sản phẩm du lịch, tiềm năng du lịch trên địa bàn tỉnh.
Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường đã góp phần nâng tổng số lượng khách du lịch đến Cao Bằng đạt trên 5 triệu lượt người trong giai đoạn 2016 - 2020, tăng 98% so với giai đoạn 2011 - 2015. Doanh thu du lịch đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng 192% so với giai đoạn 2011 - 2015, bình quân tăng 36%/năm; tăng trưởng du lịch bình quân đạt 25,8%/năm.
Có thể nói công tác quảng bá hình ảnh điểm đến của Cao Bằng đã thực sự có hiệu quả, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút đầu tư vào Cao Bằng. Từ đó hoạt động xúc tiến du lịch giữa các tỉnh, các thành phố, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước sẽ có cơ hội để giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ, thắt chặt tình hữu nghị. Đây chính là điều kiện tốt để du lịch Cao Bằng hòa nhập vào thị trường du lịch chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Tác giả bài viết: Xuân Quỳnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn