Nhận thấy tiềm năng về tài nguyên du lịch, cùng những lợi thế về các chính sách phát triển du lịch của tỉnh Cao Bằng thuận lợi để hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm du lịch theo hướng du lịch cộng đồng, gắn với phát triển bền vững tại các điểm du lịch cộng đồng như: Pác Rằng, Phja Thắp (Phúc Sen - Quảng Hòa); Bản Giuồng (Tiên Thành - Quảng Hoà); Khuổi Khon (Kim Cúc - Bảo Lạc); Khuổi Ky (Đàm Thuỷ - Trùng Khánh)… Năm 2020, UBND tỉnh Cao Bằng đã giao trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên thực hiện Đề án Khoa học - công nghệ cấp tỉnh: “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng.”
Đề án nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết giữa các bên trong phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương (xã, thôn, bản) nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát huy được vai trò động lực và nòng cốt của doanh nghiệp; đồng thời nêu cao được vai trò quản lý và kiến tạo được môi trường kinh doanh của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng trao đổi về thực trạng và đưa ra các giải pháp tăng cường liên kết giữa các bên liên quan để phát triển du lịch cộng đồng tại vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng nói chung, huyện Quảng Hòa nói riêng.
Tác giả bài viết: Bế Thông
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn