Đặc sắc tết “Pây tái”

Thứ tư - 10/08/2022 19:47
Cứ dịp Rằm tháng Bảy, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng lại nô nức đón một cái tết vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là tết "Pây tái". Cùng với tết Nguyên đán, "Pây tái" là một trong hai cái tết quan trọng nhất trong năm, góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Nùng.
1

Tết Rằm tháng Bảy ở Cao Bằng diễn ra từ ngày 13-15 Âm lịch. Ngày này, con gái và con rể sẽ đem lễ gồm 1 con vịt, bánh gai, rượu, hoa quả, bánh kẹo... về thăm nhà ngoại.
 

2

Các mẹ, các chị ra chợ mua măng khô chuẩn bị cho mâm cơm sum vầy của gia đình.
 

3

Rằm tháng Bảy còn có một tên gọi vô cùng thân thương là tết Pây tái (tiếng Tày, Nùng) có nghĩa là về thăm nhà ngoại.
 

5

Các gia đình làm bánh, chuẩn bị bàn thờ cúng gia tiên.
 

6

Bánh gai là món bánh không thể thiếu vào Rằm tháng Bảy của người Tày, Nùng.
 

7


Mâm cơm đoàn viên tết Rằm tháng Bảy ở Cao Bằng thường có thịt vịt, bún trắng, canh thịt vịt nấu măng.

Từ bao đời nay, người Tày, Nùng vẫn gìn giữ nguyên vẹn tết "Pây tái" dịp Rằm tháng Bảy với những giá trị nhân văn, giáo dục sâu sắc. Đây cũng là dịp để các gia đình đoàn viên, sum họp. Tết “Pây tái” là phong tục tốt đẹp, thể hiện lòng hiếu kính cha mẹ của người Tày, Nùng trong ngày Rằm tháng Bảy, là nét đẹp văn hóa cần tiếp tục được gìn giữ và phát huy.

Tác giả bài viết: Bùi Hoài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây