Trung tâm Văn hóa và thông tin du lịch

http://dulichcaobang.vn


UBND tỉnh: Đánh giá khảo sát CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Ngày 6/7, UBND tỉnh làm việc với đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO (sau khi đoàn khảo sát hoạt động CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng từ ngày 1 - 5/7). Tham dự có đồng chí Lê Hải Hòa, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành; ông Guy Martini, cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO và các thành viên.
UBND tỉnh Đánh giá khảo sát CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng bcb
Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành làm việc với đoàn chuyên gia CVĐC Toàn cầu UNESCO

Di sản địa chất cổ và diện mạo địa chất cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng được gìn giữ, không có tình trạng bị xâm lấn. Các điểm di tích lịch sử, di tích quốc gia đặc biệt tỉnh, huyện đầu tư hạ tầng cơ sở khang trang, đường đi thuận tiện hơn; cải tạo, nâng cấp cảnh quan làm tăng thêm giá trị di sản. Đồng bào các dân tộc thiểu số gìn giữ bản sắc văn hóa truyền đặc sắc trong cuộc sống đời thường, đặc biệt nhiều huyện đã sản xuất nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ có sản phầm chất lượng bán ra thị trường. Làm tốt truyền thông, giáo dục cho thế hệ trẻ về giá trị CVĐC.Tại buổi làm việc, ông Guy Martini, cố vấn cao cấp, Chủ tịch Hội đồng mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO báo cáo kết quả chuyến khảo sát. Sau 2 năm (2018 - 2020) CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đi vào hoạt động, Ban Quản lý CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, các cấp chính quyền địa phương và người dân tích cực thực hiện các khuyến nghị, quy định của CVĐC Toàn cầu UNESCO về gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng các điểm di sản trên cả 3 tuyến.

Khảo sát gần 50 điểm di sản trên tuyến thứ 4 huyện Thạch An và Thành phố, đoàn phát hiện thêm nhiều điểm có giá trị di sản địa chất cổ rất quan trọng; văn hóa bản địa đặc sắc… làm tăng thêm giá trị riêng biệt của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng mà các quốc gia khác là thành viên CVĐC trên thế giới không có được như: các điểm di tích hóa thạch cổ, tầng đứt gãy địa chất trên 250 triệu năm, hệ thống hang động đẹp độc đáo…

Bên cạnh việc thực hiện tốt các khuyến nghị của CVĐC Toàn cầu UNESCO, đoàn chuyên gia khuyến nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh cần quan tâm hơn việc giữ gìn vệ sinh môi trường các điểm di sản; chú trọng khai thác mạnh các giá trị văn hóa bản địa từ sản xuất nông nghiệp với những cây con đặc hữu từng vùng, không gian kiến trúc nhà sàn, nhà trình tường, văn hóa văn nghệ dân gian, điểm hang động độc đáo “mó nước thần” (Quảng Hòa), rừng dẻ (Trùng Khánh), làng nghề làm giấy bản (Dìa Trên, Phúc Sen) làm đường phên (Bó Tờ, Quảng Hòa), làm thạch đen (Thạch An), Homestay dân tộc Nùng (Trùng Khánh)… để có thêm các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Qua đó, tăng sức hấp dẫn kết nối các tuor du lịch đến trải nghiệm du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số và khuyến khích bà con tích cực bảo vệ, gìn giữ các giá trị di sản địa chất và văn hóa bản địa. Đồng thời, các cơ quan chức năng của tỉnh làm tốt hơn nữa công tác quản lý, tuyên truyền, giới thiệu về CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại.

Riêng các điểm di sản mới trên tuyến thứ 4 (Thạch An, thành phố Cao Bằng), đoàn sẽ sớm xem xét, hướng dẫn cho UBND tỉnh làm hồ sơ trình lên CVĐC Toàn cầu UNESCO công nhận mở rộng CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng trong thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa đánh giá cao việc đoàn chuyên gia CVĐC Toàn cầu UNESCO đã đến khảo sát, đánh giá hoạt động của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng sau hai năm đi vào hoạt động. Qua khảo sát, đoàn đã chỉ ra cho tỉnh những mặt làm tốt và những lĩnh vực, nhiệm vụ cần tiếp tục bổ sung để tiếp tục nâng tầm giá trị của CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng phục vụ cho phát triển du lịch bền vững là thế mạnh của tỉnh.

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các khuyến nghị của CVĐC Toàn cầu UNESCO. Những ý kiến đề xuất của đoàn chuyên gia, UBND tỉnh sẽ khẩn trương xúc tiến chỉ đạo thực hiện gắn với chương trình “Kích cầu du lịch” của tỉnh; chủ động phối hợp với đoàn chuyên gia xúc tiến hoàn thiện thủ tục để mở rộng thêm tuyến thứ 4, CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới.

Nguồn tin: Báo Cao Bằng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây