Miếu cổ “Vọng tiên cung” - nhiều giá trị tiềm năng chưa được “đánh thức
- Thứ hai - 27/08/2018 10:36
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Miếu cổ “Vọng tiên cung” tại xã Thành Công (Nguyên Bình) là một điểm dừng chân độc đáo bởi địa thế, giá trị văn hóa tạo nên dấu ấn riêng trong tuyến khám phá “Phja Oắc - ngọn núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Do nhiều nguyên nhân, đến nay miếu cổ “Vọng tiên cung” chưa được nghiên cứu, tìm hiểu, quảng bá, khai thác hiệu quả xứng tầm giá trị và thu hút du khách tham quan.
Miếu cổ “Vọng tiên cung”. |
NHIỀU TIỀM NĂNG CÒN “BỎ NGỎ”
“Vọng tiên cung” là một ngôi miếu cổ xây dựng từ năm 1939, gần khu Nhà đỏ (thời Pháp thuộc), tọa lạc trên núi, rộng hơn 20 m2, bên ngoài và trong miếu đều có hoành phi, câu đối bằng chữ Hán với kiến trúc độc đáo. Do thời gian, ngôi miếu chỉ còn sót lại vài mảnh ván mục nát và lọ hương cũ kỹ, rêu phong. Từ năm 2013, Công ty TNHH xây dựng Miền Tây đã xin phép các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền sửa sang, tôn tạo lại.
Miếu cổ “Vọng tiên cung” chứa đựng nhiều giá trị văn hóa chưa được khai thác một cách hiệu quả. Trước hết, bên trong miếu có chữ Hán cổ “Tiên trung nữ” dịch là: “Nữ tiên trung”, hai bên có câu đối. Câu đối bên trái: “Đức chí khôn trinh trọng sóc nam”, dịch là: “Có sức khôn trinh nặng cả Bắc Nam”; vế bên phải đối “Ân đàm đoái trạch truyên man động” dịch là: “Ơn sâu đoái trạch, truyền động mán” (theo lời dịch ban đầu của ông Nông Danh, cán bộ hưu trí, tổ 20, phường Hợp Giang, Thành phố là người am hiểu chữ Hán, Nôm, nghiên cứu về các loại hình đền chùa, miếu). Qua khảo sát ban đầu, đây có thể là miếu thờ vị “tiên nữ” và là nơi ngắm cảnh dành cho tầng lớp thượng lưu làm thơ, đàm đạo vì trước đền có sân hình bán nguyệt, mặt hướng về núi Phja Oắc giống như đồi Vọng Cảnh ở Huế. Tương truyền của người dân vùng Phja Đén cho rằng: Trên đỉnh núi Phja Oắc có bàn đá là nơi tiên ông đánh cờ, dưới chân núi có dòng suối trong xanh có thể là nơi tiên nữ giáng trần xuống tắm...
Giá trị lớn của miếu do địa điểm cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, phong thủy tốt, môi trường, không khí khoáng đạt, mang đặc trưng kiến trúc kiểu cách lâu đình thanh tao, có độ cao nhất định để làm nơi ngắm cảnh... Vì vậy, “Vọng tiên cung” ở Phja Đén nên được phục chế, tôn tạo phục vụ du lịch sinh thái. Đặc biệt, miếu có tiềm năng du lịch rất lớn khi trở thành một điểm dừng chân độc đáo trong tour du lịch khám phá Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với sự kết hợp của nhiều giá trị văn hóa - kiến trúc - danh lam thắng cảnh.
GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HIỆU QUẢ
Miếu cổ “Vọng tiên cung” hiện nay mới chỉ là một điểm dừng chân trong khoảng thời gian rất ngắn của du khách lên tham quan, thắp nén hương và sau đó tiếp tục xuống để đi đến tham quan các điểm khác của Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các giá trị miếu cổ “Vọng Tiên cung” chưa được khai thác xứng với tiềm năng vốn có, trong đó, các cơ quan chức năng chưa đánh giá được hết các giá trị của miếu cổ để có kế hoạch khai thác hiệu quả phục vụ du lịch phát triển; công tác nghiên cứu, thẩm định, in ấn tài liệu về miếu chưa được thực hiện khoa học nên khó khăn trong khâu quảng bá, giới thiệu về miếu đến các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh để các công ty xây dựng tour tham quan miếu khi du lịch Cao Bằng nói chung và huyện Nguyên Bình nói riêng; kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên việc trùng tu, tôn tạo, phát triển miếu chưa được quan tâm đúng mức…
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của miếu cổ phục vụ phát triển du lịch, ngành chức năng cần có kế hoạch nghiên cứu, khảo sát để xuất bản tài liệu, sách, tờ rơi… về miếu cổ “Vọng tiên cung”, trình cấp có thẩm quyền để được công nhận di tích văn hóa hay danh lam thắng cảnh; thông tin những giá trị của miếu cổ đến các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, qua đó, khi xây dựng các tuor du lịch sẽ ghé miếu “Vọng tiên cung” tham quan, tìm hiểu; thành lập Ban Quản lý để xây dựng các chương trình có chủ đề hấp dẫn và có những hoạt động phù hợp để giới thiệu những hình ảnh đẹp, ấn tượng về miếu, góp phần trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch đặc sắc; kiểm tra, làm mới các biển, bảng chỉ dẫn lên miếu ở những vị trí thích hợp để du khách có thể nhận biết và có những thông tin cụ thể khi đến tham quan miếu; đầu tư phát triển các dịch vụ, sản phẩm bổ sung phục vụ cho du khách đến miếu: Chụp ảnh lưu niệm, mặt hàng lưu niệm, lưu trú…
“Vọng tiên cung” là một ngôi miếu cổ xây dựng từ năm 1939, gần khu Nhà đỏ (thời Pháp thuộc), tọa lạc trên núi, rộng hơn 20 m2, bên ngoài và trong miếu đều có hoành phi, câu đối bằng chữ Hán với kiến trúc độc đáo. Do thời gian, ngôi miếu chỉ còn sót lại vài mảnh ván mục nát và lọ hương cũ kỹ, rêu phong. Từ năm 2013, Công ty TNHH xây dựng Miền Tây đã xin phép các cơ quan chức năng và các cấp chính quyền sửa sang, tôn tạo lại.
Miếu cổ “Vọng tiên cung” chứa đựng nhiều giá trị văn hóa chưa được khai thác một cách hiệu quả. Trước hết, bên trong miếu có chữ Hán cổ “Tiên trung nữ” dịch là: “Nữ tiên trung”, hai bên có câu đối. Câu đối bên trái: “Đức chí khôn trinh trọng sóc nam”, dịch là: “Có sức khôn trinh nặng cả Bắc Nam”; vế bên phải đối “Ân đàm đoái trạch truyên man động” dịch là: “Ơn sâu đoái trạch, truyền động mán” (theo lời dịch ban đầu của ông Nông Danh, cán bộ hưu trí, tổ 20, phường Hợp Giang, Thành phố là người am hiểu chữ Hán, Nôm, nghiên cứu về các loại hình đền chùa, miếu). Qua khảo sát ban đầu, đây có thể là miếu thờ vị “tiên nữ” và là nơi ngắm cảnh dành cho tầng lớp thượng lưu làm thơ, đàm đạo vì trước đền có sân hình bán nguyệt, mặt hướng về núi Phja Oắc giống như đồi Vọng Cảnh ở Huế. Tương truyền của người dân vùng Phja Đén cho rằng: Trên đỉnh núi Phja Oắc có bàn đá là nơi tiên ông đánh cờ, dưới chân núi có dòng suối trong xanh có thể là nơi tiên nữ giáng trần xuống tắm...
Giá trị lớn của miếu do địa điểm cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, phong thủy tốt, môi trường, không khí khoáng đạt, mang đặc trưng kiến trúc kiểu cách lâu đình thanh tao, có độ cao nhất định để làm nơi ngắm cảnh... Vì vậy, “Vọng tiên cung” ở Phja Đén nên được phục chế, tôn tạo phục vụ du lịch sinh thái. Đặc biệt, miếu có tiềm năng du lịch rất lớn khi trở thành một điểm dừng chân độc đáo trong tour du lịch khám phá Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với sự kết hợp của nhiều giá trị văn hóa - kiến trúc - danh lam thắng cảnh.
GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HIỆU QUẢ
Miếu cổ “Vọng tiên cung” hiện nay mới chỉ là một điểm dừng chân trong khoảng thời gian rất ngắn của du khách lên tham quan, thắp nén hương và sau đó tiếp tục xuống để đi đến tham quan các điểm khác của Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các giá trị miếu cổ “Vọng Tiên cung” chưa được khai thác xứng với tiềm năng vốn có, trong đó, các cơ quan chức năng chưa đánh giá được hết các giá trị của miếu cổ để có kế hoạch khai thác hiệu quả phục vụ du lịch phát triển; công tác nghiên cứu, thẩm định, in ấn tài liệu về miếu chưa được thực hiện khoa học nên khó khăn trong khâu quảng bá, giới thiệu về miếu đến các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh để các công ty xây dựng tour tham quan miếu khi du lịch Cao Bằng nói chung và huyện Nguyên Bình nói riêng; kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên việc trùng tu, tôn tạo, phát triển miếu chưa được quan tâm đúng mức…
Để khai thác hiệu quả tiềm năng của miếu cổ phục vụ phát triển du lịch, ngành chức năng cần có kế hoạch nghiên cứu, khảo sát để xuất bản tài liệu, sách, tờ rơi… về miếu cổ “Vọng tiên cung”, trình cấp có thẩm quyền để được công nhận di tích văn hóa hay danh lam thắng cảnh; thông tin những giá trị của miếu cổ đến các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, qua đó, khi xây dựng các tuor du lịch sẽ ghé miếu “Vọng tiên cung” tham quan, tìm hiểu; thành lập Ban Quản lý để xây dựng các chương trình có chủ đề hấp dẫn và có những hoạt động phù hợp để giới thiệu những hình ảnh đẹp, ấn tượng về miếu, góp phần trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch đặc sắc; kiểm tra, làm mới các biển, bảng chỉ dẫn lên miếu ở những vị trí thích hợp để du khách có thể nhận biết và có những thông tin cụ thể khi đến tham quan miếu; đầu tư phát triển các dịch vụ, sản phẩm bổ sung phục vụ cho du khách đến miếu: Chụp ảnh lưu niệm, mặt hàng lưu niệm, lưu trú…
Thúy Hằng