Khám phá hang động ở Trà Lĩnh
- Thứ ba - 23/07/2019 10:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có thể nói là xứ sở của các hang động, trong đó đa số là các hang phát triển ngang, dài và rộng cùng hệ thống nhũ đá đồ sộ, phong phú, đẹp mắt và hầu hết còn đang được bảo tồn tốt. Trong đó, Trà Lĩnh là một trong những địa phương có khá nhiều hang động đẹp. Đây chính là tiềm năng lớn để khai thác, phục vụ phát triển du lịch.
Kết quả khảo sát của các nhà khoa học địa chất đã ghi nhận trên địa bàn huyện Trà Lĩnh có 52 hang động và mỏ nước. Hang phát triển chủ yếu trong đá vôi Carbon-Permi, một số ít hơn trong đá vôi Devon, phân bố ở 3 khoảng độ cao chính là 580 - 650 m (25 hang), 660 - 730 m (22 hang), 820 - 860 m (5 hang).
Hiện nay các nhà khoa học đã xác định 9 hang/cụm hang có triển vọng du lịch, gồm: Cụm hang Lũng Ri 1, Lũng Ri 2, hang Sau và hố sụt; các hang Đông Ban, Rù Sập, Cốc Pang và xuất lộ nước ở xã Xuân Nội; các hang Long Phượng, Giuộc Đâư ở xã Quang Hán; hang Mo ở xã Quang Trung và hang Kỳ Rằng (Ghị Rằng) ở xã Quốc Toản. Trong đó, các hang Kỳ Rằng (thuộc quần thể hồ - sông hang Thang Hen) và hang Rù Sập có thể xếp hạng di sản địa chất quốc gia/quốc tế, cần sớm có kế hoạch bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch.
Hang Kỳ Rằng được công nhận là Danh thắng cấp tỉnh theo Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh. Kết quả khảo sát, đánh giá từ góc độ di sản địa chất cho thấy, hang Kỳ Rằng nên được xem xét trong quần thể hồ Thang Hen và tất cả xứng đáng được công nhận ở tầm cỡ quốc tế.
Hang Kỳ Rằng ở xã Quốc Toản, cách hồ Thang Hen khoảng 1,5 km về phía Tây Bắc, trong lòng núi Kỳ Rằng, cạnh hồ Kỳ Rằng. Đây là hang hóa thạch, cách cơ sở xâm thực địa phương khoảng 30 m, phát triển theo 2 hệ đứt gẫy phương Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam trong đá vôi dạng khối của hệ tầng Bắc Sơn (C-P/xv). Hang dài 417 m, sâu khoảng 34 m, rộng nhất 30 m, hẹp nhất 0,7 m, trần hang cao nhất 42 m, thấp nhất l m, thoải dần từ cửa vào đến cửa ra, chủ yếu gồm 2 khu lớn ngăn cách nhau qua các cửa hẹp và dốc. Hang rất sạch, thoáng, hệ thống nhũ đẹp.
Hang Kỳ Rằng có 2 cửa thông nhau, vòm hang cao, trong lòng hang rộng có sức chứa lên đến hàng trăm người. Từ dưới cửa hang nhìn lên những khối thạch nhũ huyền ảo, kỳ vĩ và nhiều măng đá có hình thù độc đáo với hình dạng kích thước khác nhau, được bao bọc bởi các thảm thực vật phong phú đa dạng.
Hang Rù Sập thuộc xã Xuân Nội. Hang dài 1.532,3 m, chiều sâu tính từ điểm trần hang cao nhất đến đáy hang là 88,5 m. Hang gồm 2 tầng, tầng dưới hoạt động gắn với dòng suối chảy từ thôn Pác Mác, xã Trung Phúc (Trùng Khánh) sang thôn Lũng Rả, xã Xuân Nội. Tầng trên là hang hóa thạch ở độ cao 60m so với dòng suối. Hang nước phát triển theo phương á vĩ tuyến, trong khi hang hóa thạch phát triển theo phương á kinh tuyến và Tây Bắc - Đông Nam. Hang có nhiều hơn 4 cửa thông nhau, chiều rộng hang khá biến đổi, trần hang cao, địa hình phân cắt, ở một số vị trí có cảm giác như hẻm vực. Hang có nhiều nhánh và ngõ ngách tạo cảm giác thú vị cho người khám phá hang động. Nhũ trong hang, đặc biệt ở tầng hang hóa thạch phong phú và đẹp, nhiều điểm nhấn như dòng thác đá lấp lánh, cột đá, rèm đá, ngọc động…
Ngoài các hang ở Trà Lĩnh, Cao Bằng còn có nhiều hang động ở các địa hương khác thu hút sự khám phá của du khách. Theo thống kê khoảng 400 hang động đã được khảo sát ở Việt Nam thì trong số 30 hang dài nhất khoảng từ l - 19 km, có tới 12 hang ở Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu của nhiều đoàn khảo sát hang động Pháp - Việt, Ý - Việt, Anh - Việt (Howard Limbert, 2003, 2005) và Pháp - Rumani - Hoa Kỳ - Việt Nam (Geokarst, 2012, 2015) từ những năm 1990 đến nay đã phát hiện gần 200 hang động trên phạm vi Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, trong đó ít nhất có khoảng 50 hang có triển vọng du lịch, như: Động Ngườm Ngao, động Ki Lu, hang Dơi... Tuy nhiên, hầu hết vẫn đang ở dạng tiềm năng, chỉ có động Ngườm Ngao là được đưa vào khai thác từ năm 1996, trở thành một trong những điểm đến chính của du lịch Cao Bằng.
Hiện nay các nhà khoa học đã xác định 9 hang/cụm hang có triển vọng du lịch, gồm: Cụm hang Lũng Ri 1, Lũng Ri 2, hang Sau và hố sụt; các hang Đông Ban, Rù Sập, Cốc Pang và xuất lộ nước ở xã Xuân Nội; các hang Long Phượng, Giuộc Đâư ở xã Quang Hán; hang Mo ở xã Quang Trung và hang Kỳ Rằng (Ghị Rằng) ở xã Quốc Toản. Trong đó, các hang Kỳ Rằng (thuộc quần thể hồ - sông hang Thang Hen) và hang Rù Sập có thể xếp hạng di sản địa chất quốc gia/quốc tế, cần sớm có kế hoạch bảo tồn và khai thác phục vụ du lịch.
Hang Kỳ Rằng được công nhận là Danh thắng cấp tỉnh theo Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 25/9/2012 của UBND tỉnh. Kết quả khảo sát, đánh giá từ góc độ di sản địa chất cho thấy, hang Kỳ Rằng nên được xem xét trong quần thể hồ Thang Hen và tất cả xứng đáng được công nhận ở tầm cỡ quốc tế.
Hang Kỳ Rằng ở xã Quốc Toản, cách hồ Thang Hen khoảng 1,5 km về phía Tây Bắc, trong lòng núi Kỳ Rằng, cạnh hồ Kỳ Rằng. Đây là hang hóa thạch, cách cơ sở xâm thực địa phương khoảng 30 m, phát triển theo 2 hệ đứt gẫy phương Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam trong đá vôi dạng khối của hệ tầng Bắc Sơn (C-P/xv). Hang dài 417 m, sâu khoảng 34 m, rộng nhất 30 m, hẹp nhất 0,7 m, trần hang cao nhất 42 m, thấp nhất l m, thoải dần từ cửa vào đến cửa ra, chủ yếu gồm 2 khu lớn ngăn cách nhau qua các cửa hẹp và dốc. Hang rất sạch, thoáng, hệ thống nhũ đẹp.
Hang Kỳ Rằng có 2 cửa thông nhau, vòm hang cao, trong lòng hang rộng có sức chứa lên đến hàng trăm người. Từ dưới cửa hang nhìn lên những khối thạch nhũ huyền ảo, kỳ vĩ và nhiều măng đá có hình thù độc đáo với hình dạng kích thước khác nhau, được bao bọc bởi các thảm thực vật phong phú đa dạng.
Ngoài các hang ở Trà Lĩnh, Cao Bằng còn có nhiều hang động ở các địa hương khác thu hút sự khám phá của du khách. Theo thống kê khoảng 400 hang động đã được khảo sát ở Việt Nam thì trong số 30 hang dài nhất khoảng từ l - 19 km, có tới 12 hang ở Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu của nhiều đoàn khảo sát hang động Pháp - Việt, Ý - Việt, Anh - Việt (Howard Limbert, 2003, 2005) và Pháp - Rumani - Hoa Kỳ - Việt Nam (Geokarst, 2012, 2015) từ những năm 1990 đến nay đã phát hiện gần 200 hang động trên phạm vi Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, trong đó ít nhất có khoảng 50 hang có triển vọng du lịch, như: Động Ngườm Ngao, động Ki Lu, hang Dơi... Tuy nhiên, hầu hết vẫn đang ở dạng tiềm năng, chỉ có động Ngườm Ngao là được đưa vào khai thác từ năm 1996, trở thành một trong những điểm đến chính của du lịch Cao Bằng.