Trung tâm Văn hóa và thông tin du lịch

http://dulichcaobang.vn


Giới trẻ và câu chuyện gìn giữ, phát huy trang phục truyền thống

Những năm gần đây, giới trẻ ngày càng quan tâm lựa chọn trang phục truyền thống cho những dịp quan trọng hay sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Không ít cách tiếp cận mới mẻ, độc đáo gây được tiếng vang, thậm chí tạo thành trào lưu trong giới trẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng giúp giữ gìn bản sắc trang phục truyền thống và khẳng định tầm quan trọng của nét đẹp văn hóa dân tộc.
Giới trẻ và câu chuyện gìn giữ, phát huy trang phục truyền thống bcb
Học sinh Trường THPT Thành phố với trang phục dân tộc độc đáo.

Xác định giữ gìn bản sắc văn hóa, nhất là trang phục truyền thống phải bắt đầu từ thế hệ trẻ, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích học sinh mặc trang phục của dân tộc mình. Trong đó quy định việc mặc trang phục truyền thống vào một số ngày trong tuần, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về văn hóa, trang phục của từng dân tộc. Qua đó, góp phần giáo dục học sinh niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hầu hết các em đều cảm thấy hào hứng, tự tin, có thêm động lực đến trường khi khoác trên mình những bộ áo váy với hoa văn, màu sắc đặc trưng riêng biệt.Cao Bằng là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Lô Lô, Mông, Hoa. Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, chứa đựng tinh hoa sáng tạo, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa ngoại lai, trang phục truyền thống dân tộc đang đối mặt với nguy cơ bị mai một. Trên thực tế, nhiều người còn giữ những bộ quần áo truyền thống nhưng để mặc hằng ngày rất ít. Bởi việc mặc trang phục dân tộc trong sinh hoạt còn phụ thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi người.

Luôn nhạy bén và tràn đầy ý tưởng sáng tạo, một số bạn trẻ ngày nay còn có những cách tiếp cận trang phục dân tộc mới mẻ, khác lạ, không chỉ phát huy văn hóa truyền thống mà còn in đậm dấu ấn, phong cách cá nhân. Mới đây, các em học sinh lớp 12A3, Trường THPT Thành phố tạo ấn tượng mạnh mẽ với cộng đồng mạng bằng bộ ảnh kỷ yếu dân tộc đầy màu sắc. Không còn hình tượng áo dài trắng, đồng phục bên lớp học, sân trường, hàng cây vốn quen thuộc, những cô cậu học trò lựa chọn những bộ quần áo, váy của nhiều dân tộc khác nhau như: Tày, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô… làm điểm nhấn trong bộ ảnh lưu giữ khoảnh khắc trước khi ra trường.  

Em Nông Hồng Ngọc, lớp 12A3 chia sẻ: Ban đầu khi lên kế hoạch chụp ảnh kỷ yếu, lớp gặp đôi chút khó khăn trong việc lựa chọn ý tưởng phù hợp, nào là phong cách cổ điển, hỷ phục… Sau nhiều thời gian phân vân, nhờ sự tư vấn của ekip chụp ảnh Cao Bằng Yearbook, tập thể lớp quyết định lấy trang phục dân tộc làm chủ đạo.

Theo Hồng Ngọc, đồ dân tộc rất đa dạng màu sắc, nhiều kích cỡ khác nhau nên ai cũng có thể mặc được. Cả lớp cùng nhau tạo một bộ ảnh thật sự chỉn chu và đáng nhớ. Khi được hỏi về việc một số bạn trẻ ngày nay có phần chuộng trang phục nước ngoài mà thờ ơ với trang phục dân tộc, Ngọc bày tỏ quan điểm: mỗi loại trang phục đều có nét đẹp riêng, tùy theo sở thích, cá tính mà mỗi người có cách lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên không nên quá “sính ngoại” mà quên đi bản sắc văn hóa của dân tộc.

Anh Lê Tiến Đức, thành viên ekip chụp ảnh Cao Bằng Yearbook, một trong những tác giả của bộ ảnh “nức tiếng” cộng đồng mạng cho biết: Ekip phải mất thời gian hơn 1 tháng cho quá trình chuẩn bị đến khi hoàn thành. Tôi cảm thấy rất vui vì bộ ảnh nhận được phản hồi tích cực từ mọi người xung quanh. Thời gian tới, Cao Bằng Yearbook tiếp tục phát triển mảng chụp ảnh với trang phục dân tộc nhằm góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa Cao Bằng đến với bạn bè gần xa.

Giới trẻ và câu chuyện gìn giữ, phát huy trang phục truyền thống1 bcb
Cô dâu mặc trang phục dân tộc Tày trong ngày cưới.

Ở quê, tôi là người đầu tiên mặc như vậy. Song, gia đình tôi đều ủng hộ, khách đến dự đám cưới đều khen trang phục đẹp, cô dâu mặc rất hợp. Tôi thấy giới trẻ hiện nay bắt đầu quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc nhiều hơn. Họ có cách gìn giữ văn hóa khác nhau như: mặc trang phục dân tộc trong ngày cưới, chụp ảnh cưới; chụp ảnh với không gian văn hóa mang màu sắc dân tộc; thiết kế, may trang phục dân tộc hay sưu tầm những bộ trang phục dân tộc tại các bản làng…Để thể hiện tình yêu và sự tự hào, nhiều cô dâu không ngần ngại mặc váy áo dân tộc trong ngày trọng đại của mình. Dù có phần cách tân hay nguyên bản, những bộ trang phục truyền thống này đều tôn lên nét đẹp của người con gái Cao Bằng với vẻ dịu dàng, đoan trang. Chị Nông Thị Hồng Son, phường Ngọc Xuân (Thành phố) tâm sự: Là người dân tộc Tày, tôi rất yêu thích văn hóa truyền thống, lại được người chụp ảnh ủng hộ nên tôi quyết định mặc 2 bộ trang phục dân tộc Tày cách tân trong ngày cưới.

Có thể nói, trang phục truyền thống của các dân tộc chính là thông điệp quá khứ để lại cho ngày nay. Khi cả cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ nhận thức đúng đắn thì trang phục truyền thống càng được tôn vinh và có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa đương đại.

Nguồn tin: Báo Cao Bằng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây