Văn hoá ẩm thực, sản vật Cao Bằng
- Thứ hai - 23/04/2018 00:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đến Cao Bằng, nếu du khách có say cảnh, say người thì cũng đừng quên thưởng thức những món ngon của người dân miền non nước này.
BÁNH CUỐN
Bánh cuốn thì có gì là lạ? Khắp đất nước Việt Nam nơi nào cũng có, ấy vậy mà tại một số đường phố ở Hà Nội lại có treo tấm biển “Bánh cuốn Cao Bằng”. Bánh cuốn Cao Bằng có vị rất riêng mà không nơi nào có được. Để có tấm bánh mỏng và dai, người làm bánh phải chọn loại gạo thích hợp; để có nước dùng ngon phải qua công đoạn chế biến cầu kỳ và pha chế gia vị hợp lý. Cách ăn bánh cuốn ở Cao Bằng cũng có nét riêng, có thể dùng trứng gà hoặc thịt băm nhỏ làm nhân, kèm một chiếc giò nấm hương thơm nồng, một chút cay măng ớt, rau mùi gai... Chỉ một lần ăn bánh cuốn Cao Bằng, hẳn quý khách sẽ khó quên thứ bánh quen mà lạ này.
BÁNH COÓNG PHÙ ( BÁNH TRÔI)
Nhiều nơi còn gọi là bánh phù noòng, bánh này được làm từ bột nếp có pha một tỷ lệ bột gạo tẻ, đôi khi pha thêm màu bằng bột gấc. Vào ngày tết Đông chí ở Cao Bằng nhà nào cũng làm bánh này để cúng tổ tiên. Những đêm đông giá lạnh, bạn có thể tạt vào quán ven đường, góc phố nào đó để ăn bát Coóng phù. Vị ngọt của đường phên, vị cay ấm của gừng và gạo trắng của Cao Bằng sẽ làm tan biến cái giá lạnh, sưởi ấm lòng người như lời mời gọi và níu chân khách phương xa.
BÁNH ÁP CHAO
Từ lâu ở Cao Bằng đã có một thứ bánh có tên là áp chao. Vào những ngày đông giá rét bên cạnh các hàng bánh coóng phù, bao giờ cũng có thêm chảo áp chao thơm lừng. Bánh này được làm từ bột nếp, nhân được làm từ thịt vịt hoặc thịt phi hành, tất cả được cho vào khuôn thả xuống chảo mỡ đang sôi, trong chốc lát bánh đã chín vàng. Bánh được ăn kèm với nộm đu đủ, rau húng, rau diếp, mùi tàu,...hương thơm quyến rũ khó mà tả thấu.
BÁNH TRỨNG KIẾN (PẺNG RÀY)
Bánh này được làm bằng gạo nếp ngâm và xay thành bột, ép mỏng, cho trứng kiến đã qua chế biến vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngoài, cho vào chõ hấp chín. Trứng kiến để dùng làm bánh là trứng loài kiến nhỏ màu đen, người Tày gọi kiến này là Tuo rày, loài kiến này thường làm tổ trên các cành cây có nhiều gai, trứng kiến có màu trắng muốt, chỉ bé tẹo bằng đầu tăm.
Có dịp đến Cao Bằng vào tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, quý khách hãy thưởng thức món pẻng rày, chắc chắn sẽ cảm nhận được hương vị lạ mà chỉ vùng núi rừng mới có.
LỢN SỮA QUAY
Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 đến 6 kg để quay. Sau khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, (nếu rửa bằng nước thịt sẽ nhão, không săn, mất hết vị thơm ngon). Sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
Lợn sữa quay Cao Bằng đã đạt Huy chương Vàng tại Hội thi “Chế biến các món ăn dân tộc” do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2002 tại Hà Nội.
PHỞ CHUA - MÓN ĂN NGÀY HÈ
Khi có dịp trở lại Cao Bằng, du khách thường muốn được thưởng thức món phở chua. Đây là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ, nhìn bát phở đã thấy ngay nghệ thuật ẩm thực của người dân vùng này.
Một lượng phở vừa đủ, bên trên là những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh, thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, vài miếng thịt vịt quay, dạ dày lợn đã được quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, khoai tầu thái chỉ chao giòn, rồi được rưới lên vị chua chua, ngọt ngọt của nước sốt... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng hấp dẫn của món phở chua.
HẠT DẺ TRÙNG KHÁNH
Hạt dẻ được nhiều người biết đến. Là loại dẻ ôn đới hạt rất to (gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng), vỏ quả có nhiều gai cứng, bên trong mỗi quả có từ 3 đến 4 hạt. Hạt dẻ Trùng Khánh giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon riêng biệt, là sản vật nổi tiếng của Cao Bằng.
Bánh cuốn thì có gì là lạ? Khắp đất nước Việt Nam nơi nào cũng có, ấy vậy mà tại một số đường phố ở Hà Nội lại có treo tấm biển “Bánh cuốn Cao Bằng”. Bánh cuốn Cao Bằng có vị rất riêng mà không nơi nào có được. Để có tấm bánh mỏng và dai, người làm bánh phải chọn loại gạo thích hợp; để có nước dùng ngon phải qua công đoạn chế biến cầu kỳ và pha chế gia vị hợp lý. Cách ăn bánh cuốn ở Cao Bằng cũng có nét riêng, có thể dùng trứng gà hoặc thịt băm nhỏ làm nhân, kèm một chiếc giò nấm hương thơm nồng, một chút cay măng ớt, rau mùi gai... Chỉ một lần ăn bánh cuốn Cao Bằng, hẳn quý khách sẽ khó quên thứ bánh quen mà lạ này.
BÁNH COÓNG PHÙ ( BÁNH TRÔI)
Nhiều nơi còn gọi là bánh phù noòng, bánh này được làm từ bột nếp có pha một tỷ lệ bột gạo tẻ, đôi khi pha thêm màu bằng bột gấc. Vào ngày tết Đông chí ở Cao Bằng nhà nào cũng làm bánh này để cúng tổ tiên. Những đêm đông giá lạnh, bạn có thể tạt vào quán ven đường, góc phố nào đó để ăn bát Coóng phù. Vị ngọt của đường phên, vị cay ấm của gừng và gạo trắng của Cao Bằng sẽ làm tan biến cái giá lạnh, sưởi ấm lòng người như lời mời gọi và níu chân khách phương xa.
BÁNH ÁP CHAO
Từ lâu ở Cao Bằng đã có một thứ bánh có tên là áp chao. Vào những ngày đông giá rét bên cạnh các hàng bánh coóng phù, bao giờ cũng có thêm chảo áp chao thơm lừng. Bánh này được làm từ bột nếp, nhân được làm từ thịt vịt hoặc thịt phi hành, tất cả được cho vào khuôn thả xuống chảo mỡ đang sôi, trong chốc lát bánh đã chín vàng. Bánh được ăn kèm với nộm đu đủ, rau húng, rau diếp, mùi tàu,...hương thơm quyến rũ khó mà tả thấu.
BÁNH TRỨNG KIẾN (PẺNG RÀY)
Bánh này được làm bằng gạo nếp ngâm và xay thành bột, ép mỏng, cho trứng kiến đã qua chế biến vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngoài, cho vào chõ hấp chín. Trứng kiến để dùng làm bánh là trứng loài kiến nhỏ màu đen, người Tày gọi kiến này là Tuo rày, loài kiến này thường làm tổ trên các cành cây có nhiều gai, trứng kiến có màu trắng muốt, chỉ bé tẹo bằng đầu tăm.
Có dịp đến Cao Bằng vào tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, quý khách hãy thưởng thức món pẻng rày, chắc chắn sẽ cảm nhận được hương vị lạ mà chỉ vùng núi rừng mới có.
LỢN SỮA QUAY
Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4 đến 6 kg để quay. Sau khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, (nếu rửa bằng nước thịt sẽ nhão, không săn, mất hết vị thơm ngon). Sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
Lợn sữa quay Cao Bằng đã đạt Huy chương Vàng tại Hội thi “Chế biến các món ăn dân tộc” do Tổng cục Du lịch tổ chức năm 2002 tại Hà Nội.
PHỞ CHUA - MÓN ĂN NGÀY HÈ
Khi có dịp trở lại Cao Bằng, du khách thường muốn được thưởng thức món phở chua. Đây là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ, nhìn bát phở đã thấy ngay nghệ thuật ẩm thực của người dân vùng này.
Một lượng phở vừa đủ, bên trên là những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh, thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, vài miếng thịt vịt quay, dạ dày lợn đã được quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc rang đập dập, khoai tầu thái chỉ chao giòn, rồi được rưới lên vị chua chua, ngọt ngọt của nước sốt... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng hấp dẫn của món phở chua.
HẠT DẺ TRÙNG KHÁNH
Hạt dẻ được nhiều người biết đến. Là loại dẻ ôn đới hạt rất to (gấp 5-6 lần hạt dẻ rừng), vỏ quả có nhiều gai cứng, bên trong mỗi quả có từ 3 đến 4 hạt. Hạt dẻ Trùng Khánh giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon riêng biệt, là sản vật nổi tiếng của Cao Bằng.
QUẢ MÁC MẬT
Cây mác mật chỉ có ở Cao Bằng và vùng Lạng Sơn giáp Cao Bằng, cây cao chừng 3 đến 5 m, lá và vỏ quả có tinh dầu thơm, cùi có vị chua ngọt. Vào đầu hè mác mật chín, trên cây từng chùm quả chín vàng, mọng, hương thơm phảng phất.
Cây mác mật chỉ có ở Cao Bằng và vùng Lạng Sơn giáp Cao Bằng, cây cao chừng 3 đến 5 m, lá và vỏ quả có tinh dầu thơm, cùi có vị chua ngọt. Vào đầu hè mác mật chín, trên cây từng chùm quả chín vàng, mọng, hương thơm phảng phất.
Mác mật dùng để ngâm ớt hoặc phơi khô làm gia vị nấu sốt vang, ninh chân giò,... Lá mác mật cũng có thể nấu với thịt trâu, bò, cho một mùi thơm dễ chịu, dễ nhớ.
Ở Cao Bằng, nếu không có mác mật thì không có được các món như lợn quay và vịt quay ngon nổi tiếng.
MẬN BẢO LẠC
Ở Cao Bằng nói chung các huyện đều trồng được cây mận, nhưng ngon nhất vẫn là mận Bảo Lạc, loại mận này người dân địa phương thường gọi là mận máu (vì bên trong có màu đỏ), khi chín ăn có vị ngọt, là đặc điểm riêng biệt của loại mận này.
LÊ ĐÔNG KHÊ
Quý khách đến Cao Bằng vào dịp tháng 6, tháng 7 Âm lịch sẽ được thưởng thức vị ngọt, mát của lê Đông Khê mà không nơi nào có được; quả to, có vị ngọt riêng biệt, mềm, là loại lê ngon nhất so với các loại lê khác ở Cao Bằng.
RƯỢU TẮC KÈ
Đến Cao Bằng quý khách sẽ được thưởng thức rượu tắc kè, là loại rượu có tác dụng: bổ gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa được nhiều bệnh như thấp khớp, thần kinh, suy nhược,...
RƯỢU TÁP NÁ
Đến chợ Bó Gai, huyện Thông Nông du khách sẽ thấy rượu bày khắp chợ, dù có mua hay không người bán vẫn mời bạn uống thử, dù có biết uống hay không bạn cũng phải đưa lên miệng. Khi bát rượu vừa chạm môi đã có cảm giác đê mê, nóng bừng khắp cơ thể. Rượu ở đây được nấu bằng giống ngô địa phương, trồng trên nương, hạt nhỏ, màu vàng. Ngô để nguyên cả hạt, bung lên, ủ với men do đồng bào chế, rồi chưng cất lên sẽ thành thứ rượu nổi tiếng, chỉ cần mở nút chai hương vị đậm đà lan tỏa là biết ngay rượu Táp Ná. Ai đã thưởng thức một lần hẳn sẽ nhớ mãi, không quên.
CHÈ GIẢO CỔ LAM
Là một loại thân bò, mọc hoang dã rải rác trên vùng núi đá Cao Bằng. Trong hơn 100 loại Saponin có trong giảo cổ lam có nhiều loại cấu trúc giống với Saponin có trong nhân sâm và tam thất. Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn có các axit amin, vitamin, các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se. Có công dụng: Giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng & ngừa một số biến chứng bệnh tim mạch tiểu đường....
Chè Giảo Cổ Lam Cao Bằng đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Cao Bằng 2008 - 2009.
CHÈ DÂY
Là loại thảo dược quý hiếm dạng dây leo, vừa dùng để pha nước uống, vừa có tác dụng chữa các bệnh: Viêm loét dạ dày, chứng mất ngủ, an thần...
BỘT NGHỆ ĐEN, BỘT NGHỆ VÀNG
Được chế biến từ củ nghệ tươi nguyên chất, có tác dụng mau lành vết thương, bổ máu và rất tốt cho tiêu hóa, các bệnh dạ dày, gan, mật.
RAU NGÓT RỪNG
Rau ngót rừng phát triển nhanh vào mùa xuân, là loại cây lâu năm, thân cứng, mọc trên núi đá. Dùng chồi non và hoa của cây rau ngót rừng nấu với thịt băm hoặc có thể nấu suông đều đem lại cho bạn món canh ngon tuyệt vời, hoa rau ngót có vị rất bùi và thơm mát
RAU DẠ HIẾN
Rau dạ hiến còn có tên là phiéc yiển, là một loại dây mọc ở vùng núi đá. Vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, ngọn rau dạ hiến mọc non mơn mởn. Ngọn rau dạ hiến được ngắt ra thành từng đoạn cho vào xào cùng thịt bò, thêm một chút rượu rau sẽ rất ngon và thịt cũng tăng thêm hương vị. Ngoài rau dạ hiến còn có thể xào với phở hay trứng gà đều rất ngon. Thời Pháp thuộc hầu như người Pháp nào đến Cao Bằng cũng thích món rau này.
Du khách đến Cao Bằng vào mùa rau dạ hiến, khi trở về ai cũng muốn mua được một vài chục bó mang về làm quà cho bạn bè và người thân.
MẬT ONG CAO BẰNG
Nếu quý khách có dịp đến Cao Bằng, sẽ thấy mật ong đóng bằng chai, lọ bày bán ở các chợ thành phố, chợ các huyện đó là mật ong rừng. Mật ong rừng có giá trị dinh dưỡng cao, có vị thơm của hoa rừng.
Ở Cao Bằng, nếu không có mác mật thì không có được các món như lợn quay và vịt quay ngon nổi tiếng.
MẬN BẢO LẠC
Ở Cao Bằng nói chung các huyện đều trồng được cây mận, nhưng ngon nhất vẫn là mận Bảo Lạc, loại mận này người dân địa phương thường gọi là mận máu (vì bên trong có màu đỏ), khi chín ăn có vị ngọt, là đặc điểm riêng biệt của loại mận này.
LÊ ĐÔNG KHÊ
Quý khách đến Cao Bằng vào dịp tháng 6, tháng 7 Âm lịch sẽ được thưởng thức vị ngọt, mát của lê Đông Khê mà không nơi nào có được; quả to, có vị ngọt riêng biệt, mềm, là loại lê ngon nhất so với các loại lê khác ở Cao Bằng.
RƯỢU TẮC KÈ
Đến Cao Bằng quý khách sẽ được thưởng thức rượu tắc kè, là loại rượu có tác dụng: bổ gân cốt, tăng cường sinh lực, chữa được nhiều bệnh như thấp khớp, thần kinh, suy nhược,...
RƯỢU TÁP NÁ
Đến chợ Bó Gai, huyện Thông Nông du khách sẽ thấy rượu bày khắp chợ, dù có mua hay không người bán vẫn mời bạn uống thử, dù có biết uống hay không bạn cũng phải đưa lên miệng. Khi bát rượu vừa chạm môi đã có cảm giác đê mê, nóng bừng khắp cơ thể. Rượu ở đây được nấu bằng giống ngô địa phương, trồng trên nương, hạt nhỏ, màu vàng. Ngô để nguyên cả hạt, bung lên, ủ với men do đồng bào chế, rồi chưng cất lên sẽ thành thứ rượu nổi tiếng, chỉ cần mở nút chai hương vị đậm đà lan tỏa là biết ngay rượu Táp Ná. Ai đã thưởng thức một lần hẳn sẽ nhớ mãi, không quên.
CHÈ GIẢO CỔ LAM
Là một loại thân bò, mọc hoang dã rải rác trên vùng núi đá Cao Bằng. Trong hơn 100 loại Saponin có trong giảo cổ lam có nhiều loại cấu trúc giống với Saponin có trong nhân sâm và tam thất. Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn có các axit amin, vitamin, các nguyên tố vi lượng Zn, Fe, Se. Có công dụng: Giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, phòng & ngừa một số biến chứng bệnh tim mạch tiểu đường....
Chè Giảo Cổ Lam Cao Bằng đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Cao Bằng 2008 - 2009.
CHÈ DÂY
Là loại thảo dược quý hiếm dạng dây leo, vừa dùng để pha nước uống, vừa có tác dụng chữa các bệnh: Viêm loét dạ dày, chứng mất ngủ, an thần...
BỘT NGHỆ ĐEN, BỘT NGHỆ VÀNG
Được chế biến từ củ nghệ tươi nguyên chất, có tác dụng mau lành vết thương, bổ máu và rất tốt cho tiêu hóa, các bệnh dạ dày, gan, mật.
RAU NGÓT RỪNG
Rau ngót rừng phát triển nhanh vào mùa xuân, là loại cây lâu năm, thân cứng, mọc trên núi đá. Dùng chồi non và hoa của cây rau ngót rừng nấu với thịt băm hoặc có thể nấu suông đều đem lại cho bạn món canh ngon tuyệt vời, hoa rau ngót có vị rất bùi và thơm mát
RAU DẠ HIẾN
Rau dạ hiến còn có tên là phiéc yiển, là một loại dây mọc ở vùng núi đá. Vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, ngọn rau dạ hiến mọc non mơn mởn. Ngọn rau dạ hiến được ngắt ra thành từng đoạn cho vào xào cùng thịt bò, thêm một chút rượu rau sẽ rất ngon và thịt cũng tăng thêm hương vị. Ngoài rau dạ hiến còn có thể xào với phở hay trứng gà đều rất ngon. Thời Pháp thuộc hầu như người Pháp nào đến Cao Bằng cũng thích món rau này.
Du khách đến Cao Bằng vào mùa rau dạ hiến, khi trở về ai cũng muốn mua được một vài chục bó mang về làm quà cho bạn bè và người thân.
MẬT ONG CAO BẰNG
Nếu quý khách có dịp đến Cao Bằng, sẽ thấy mật ong đóng bằng chai, lọ bày bán ở các chợ thành phố, chợ các huyện đó là mật ong rừng. Mật ong rừng có giá trị dinh dưỡng cao, có vị thơm của hoa rừng.
QUÀ CAO BẰNG
Đến Cao Bằng quý khách sẽ tha hồ chọn lựa những sản vật mang hồn núi rừng làm quà lưu niệm tặng bạn bè, người thân và cho chính mình để ghi nhớ một chuyến đi đầy thú vị. Chọn quà mang tính kỷ niệm không gì quý bằng những sản phẩm của nghề dệt thổ cẩm như: khăn trải bàn, ba lô, túi xách,.. với những đường nét hoa văn, màu sắc phong phú, được dệt rất khéo léo, tinh xảo, hài hòa. Đặc sản vùng cao có hạt dẻ Trùng khánh, chè dây, mật ong rừng, măng, miến, nấm hương... v.v... chắc chắn đây sẽ là những món quà đặc sắc, độc đáo làm hài lòng quý khách.